Siêu thị Điện máy Eco-Mart

Vệ sinh bảo dưỡng điều hòa đúng cách đơn giản nhanh chóng tại nhà

Thứ Ba, 08/08/2023
Nguyễn Long

Hàng năm nhà ai cũng phải vệ sinh bảo dưỡng điều hòa nhưng không phải ai cũng biết cách làm đúng, nên hôm nay Eco- Mart sẽ hướng dẫn các bạn cách bảo dưỡng vệ sinh điều hòa tại nhà đơn giản nhé!

 

1. Lợi ích từ việc vệ sinh máy lạnh thường xuyên

Việc vệ sinh máy lạnh thường xuyên không chỉ giúp tiết kiệm năng lượng mà còn bảo vệ sức khỏe, hoạt động hiệu quả và kéo dài tuổi thọ của máy. Cụ thể như sau:

  • Máy lạnh sạch sẽ hoạt động hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm năng lượng và giảm hóa đơn điện.
  • Bề mặt sạch không bị bám bụi và chất bẩn, giúp tăng cường hiệu suất làm mát.
  • Loại bỏ các vi khuẩn, nấm mốc, bụi bẩn và các chất ô nhiễm khác khỏi máy, không khí được lọc sẽ sạch hơn, tạo ra không gian sống trong lành mạnh cho gia đình.
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến không khí, như cúm, cảm lạnh và dị ứng.
  • Bảo vệ các bộ phận bên trong máy khỏi hư hỏng, kéo dài tuổi thọ của máy, giảm chi phí sửa chữa và thay thế linh kiện.

Vệ sinh máy lạnh thường xuyên giúp máy hoạt động hiệu quả, tiết kiệm năng lượng và tạo ra không gian sống trong lành

 

2. Bao lâu thì nên vệ sinh máy lạnh?

Thời gian và tần suất vệ sinh máy lạnh có thể thay đổi dựa trên môi trường, điều kiện sử dụng và loại máy lạnh. Cụ thể như sau:

  • Hộ gia đình: Khoảng 3 - 4 tháng/lần (nếu mở và sử dụng mỗi ngày) hoặc 6 tháng/lần (nếu sử dụng 3 - 4 ngày/tuần).
  • Công ty và nhà hàng: Khoảng 2 - 3 tháng tùy vào môi trường có bụi bẩn ít hay nhiều.
  • Các cơ sở kinh doanh, xí nghiệp, nhà máy, xưởng sản xuất: Vệ sinh hằng tháng vì máy hoạt động liên tục với tần suất cao.

Thời gian vệ sinh máy lạnh gia đình từ 3 - 6 tháng/lần

Thời gian vệ sinh máy lạnh gia đình từ 3 - 6 tháng/lần

 

3. Chuẩn bị dụng cụ vệ sinh máy lạnh

Bạn cần chuẩn bị các dụng cụ chuyên dụng như sau trước khi thực hiện quá trình vệ sinh máy lạnh:

  • Máy bơm vệ sinh máy lạnh.
  • Túi vệ sinh máy lạnh.
  • Chai xịt vệ sinh máy lạnh.
  • Đồng hồ đo gas chuyên dụng (nếu bạn muốn kiểm tra gas máy lạnh có bị rò rỉ hoặc sắp hết hay chưa).
  • Một số dụng cụ vệ sinh khác như: cọ vệ sinh máy lạnh, khăn lau, bộ tua vítthang nhôm, dung dịch vệ sinh máy lạnh.

 

4. Những lưu ý khi vệ sinh máy lạnh

Để các bước vệ sinh máy lạnh diễn ra nhanh chóng, an toàn và hiệu quả, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Đảm bảo máy lạnh đã ngắt điện hoàn toàn.
  • Kiểm soát lực phun nước, không được để nước dính vào mạch điện vì dễ ảnh hưởng đến bo mạch.
  • Tuyệt đối không sử dụng hóa chất tẩy mạnh để vệ sinh máy lạnh.
  • Sử dụng nước sạch và không lẫn tạp chất để vệ sinh.
  • Dàn lạnh cần tránh tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời, sau khi đã vệ sinh sạch sẽ nên lắp đặt ngay.
  • Kiểm tra đường ống và van để hạn chế tình trạng quá nhiệt làm hỏng dây.
  • Lắp đặt hệ thống xì van ở mức cho phép với máy lạnh xài van.
  • Vệ sinh máy lạnh yêu cầu bạn phải có hiểu biết về máy lạnh. Nếu không, hãy liên hệ ngay đến trung tâm vệ sinh máy lạnh uy tín để hỗ trợ.

Bạn cần đảm bảo đã ngắt điện hoàn toàn cho máy lạnh

 

5. Hướng dẫn cách vệ sinh máy lạnh đúng cách

Vệ sinh máy lạnh treo tường

  • Bước 1: Kiểm tra máy lạnh có hoạt động bình thường không

Trước khi vệ sinh, bạn cần phải kiểm tra máy lạnh có hoạt động bình thường không bằng cách điều chỉnh xuống nhiệt độ thấp nhất, sau đó kiểm tra khả năng làm lạnh.

Dùng remote điều khiển cánh quạt tản gió xem có hoạt động bình thường không. Nếu mọi thứ đều ổn thì hãy chuyển sang bước tiếp theo. Nếu thiết bị hư hỏng hoặc gặp trục trặc khi vận hành, bạn cần liên hệ trung tâm sửa chữa, bảo hành.

Kiểm tra khả năng làm lạnh của máy lạnh

Kiểm tra khả năng làm lạnh của máy lạnh

  • Bước 2: Ngắt điện máy lạnh

Trước khi tiến hành việc vệ sinh máy lạnh, bạn cần đảm bảo đã ngắt nguồn điện kết với thiết bị để đảm bảo an toàn cho quá trình vệ sinh.

Tắt cầu dao máy lạnh

Tắt cầu dao máy lạnh

  • Bước 3: Tháo lắp và vệ sinh dàn lạnh (cục lạnh)

Để tháo lắp dàn lạnh, bạn cần tháo quạt đảo gió bằng cách tháo chốt giữ quạt. Tiếp theo bật nắp trước máy lạnh theo chiều lên trên và tháo tấm lọc bụi ra khỏi thân máy. Dùng tua vít 4 cạnh để tháo ốc cố định vỏ máy trên dàn lạnh.

Sau đó tháo bỏ vỏ máy bên ngoài, dùng bọc chuyên dụng bọc lại cục lạnh để tránh nước văng ra trong quá trình vệ sinh. Bạn dùng khăn khô hoặc bọc ni lông để bọc lại khu vực mạch điện trên cục lạnh. Dùng vòi xịt để xịt rửa vệ sinh bụi bẩn, nấm mốc tích tụ trên cục lạnh.

Lưu ý: Khi vệ sinh bạn KHÔNG được xịt nước trực tiếp vào khu vực chứa bo mạch nhé!

Bạn cần tháo vỏ bảo vệ mặt trước bằng cách nạy các ngàm giữ. Xịt rửa cánh quạt, các góc cạnh chứa bụi bên ở bên trong dàn nóng.

Tiếp theo xịt rửa bụi bẩn bám ở mặt sau cục nóng, xịt rửa vỏ bảo vệ cục nóng đã tháo ra trước đó. Dùng khăn khô lau lại toàn bộ thân máy để loại bỏ nước bám trên bề mặt.

Xịt rửa cánh quạt, các góc cạnh chứa bụi bên ở bên trong dàn nóng, không xịt nước vào bo mạch

Xịt rửa cánh quạt, các góc cạnh chứa bụi bên ở bên trong dàn nóng, không xịt nước vào bo mạch

  • Bước 5: Kiểm tra gas máy lạnh, nạp thêm nếu thiếu

Bạn cần tháo ốp bảo vệ mạch điện bằng tua vít 4 chấu, kết nối đồng hồ đo gas với ống gas trên cục nóng để tiến hành đo gas. Bạn dùng Ampe kế để đo dòng điện trên máy.

Đối chiếu áp suất gas trên đồng hồ đo gas và dòng điện trên Ampe kế với các thông số từ nhà sản xuất. Từ đó tính ra ra máy lạnh của bạn có bị thiếu gas hay không? Nếu thiếu thì bạn cần phải nạp thêm.

  • Bước 6: Vệ sinh tổng thể, dọn dẹp khu vực làm việc và lắp lại các bộ phận vào máy lạnh

Dùng khăn lau sạch dàn nóng, lạnh và tiến thành lắp lại các bộ phận. Bạn lắp tấm lọc bụi vào dàn lạnh, lắp quạt đảo gió, đậy nắp máy lạnh theo chiều từ trên xuống dưới và dùng tua vít cố định các vị trí. Bạn lắp vỏ bảo vệ ở mặt trước dàn nóng sao cho các ngạnh trùng khớp.

  • Bước 6: Kiểm tra và khởi động thử máy lạnh

Bạn bật cầu dao điện cho máy lạnh để hoạt động, sử dụng remote khởi động máy lạnh. Sau đó hạ nhiệt độ xuống mức thấp nhất để kiểm tra máy lạnh có hoạt động bình thường hay không.

Kiểm tra và khởi động thử máy lạnh

Kiểm tra và khởi động thử máy lạnh

 

Vệ sinh máy lạnh âm trần

So với máy lạnh treo tường, máy lạnh âm trần khi vệ sinh có phần khó và phức tạp hơn. Do đó yêu cầu bạn phải thực hiện tỉ mỉ và có am hiểu về máy lạnh.

  • Bước 1: Vệ sinh dàn lạnh máy lạnh âm trần

Bạn tháo mặt nạ ra lau chùi sạch sẽ, kiểm tra bo mạch có bị hư hỏng không. Nếu bo mạch ẩm ướt thì hãy sấy khô và quét bụi. Nếu không thì sử dụng chổi nhỏ quét bụi xung quanh.

Bạn dùng bình xịt rửa chuyên dụng cho dàn lạnh, lưới lọc và các bộ phận bên trong máy. Bạn không được để nước dính vào bo mạch và có treo bạt ở các góc hứng nước. Cuối cùng, bạn chỉ cần lau khô các bộ phận bằng khăn mềm và lắp lại.

  • Bước 2: Vệ sinh dàn nóng máy lạnh âm trần

Đầu tiên, bạn cần tháo lưới lọc của dàn nóng để vệ sinh các bộ phận bên trong. Bạn tiến hành rửa dàn ngưng tụ, quạt dàn nóng và túi lọc bằng bình xịt chuyên dụng. Tiếp theo xịt rửa khu vực ngoài dàn nóng và hong khô. Sau đó lắp đặt hoàn thiện các bộ phận.

Vệ sinh dàn nóng máy lạnh âm trần

Vệ sinh dàn nóng máy lạnh âm trần

Vệ sinh máy lạnh tủ đứng

  • Bước 1: Làm vệ sinh cho mặt nạ dàn lạnh

Bạn tháo mặt nạ dàn lạnh và dùng miếng bông mềm kết hợp với dung dịch vệ sinh chuyên dụng để loại bỏ bụi bẩn. Bạn cần thực hiện cẩn thận để tránh làm ảnh hưởng các bộ phận bên trong khác như: dây dẫn, ống đồng,... Sau đó dùng khăn khô lau sạch nước.

Làm vệ sinh cho mặt nạ dàn lạnh

 

  • Bước 2: Vệ sinh phần lưới lọc không khí bên trong

Bạn tiến hành tháo phần lưới lọc không khí bên trong dàn lạnh và vệ sinh sạch sẽ với nước lạnh để duy trì hiệu quả làm lạnh, đảm chất lượng không khí trong phòng. Tiếp theo bạn gắn lại lưới lọc vào vị trí ban đầu.

Vệ sinh phần lưới lọc không khí bên trong

 

  • Bước 3: Vệ sinh dàn lạnh

Dùng túi ni lông bao bọc xung quanh bo mạch để tránh hư hỏng và chập mạch. Bạn sử dụng vòi xịt nước áp lực lớn để loại bỏ bụi bẩn ở khe kim loại trên dàn lạnh.

Dùng bơm tăng áp hoặc bình xịt nước áp lực lớn để xịt rửa dàn lạnh

 

  • Bước 4: Vệ sinh dàn nóng

Bo mạch dàn nóng cần che chắn kĩ trước khi xịt rửa. Dùng vòi xịt nước có áp lực mạnh để vệ sinh dàn nóng nhưng ở phần cánh quạt phải thực hiện cẩn thận, không xịt trực tiếp để tránh làm móp méo và biến dạng.

  • Bước 5: Khởi động lại và kiểm tra máy

Đợi máy thật khô ráo để khởi động lại và kiểm tra máy có vận hành bình thường hay chưa. Bạn tuyệt đối không được để thiết bị còn đọng nước mà lại bật lên thì rất dễ gây cháy nổ.

Trên đây là toàn bộ các bước để các bạn có thể kiểm tra vệ sinh điều hòa tại nhà đơn giản. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích được phần nào cho các bạn. Liên hệ Eco-Mart nếu cần tư vấn hỗ trợ theo số: 0974178586

 

Viết bình luận của bạn
Tags